Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Đức tại Đông Nam Á.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu và cũng là "cửa ngõ" trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Đức đóng vai trò quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt 8,78 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 5,95 tỷ USD, nhập khẩu từ Đức đạt 2,82 tỷ USD; trong 5 tháng đầu năm 2017 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 3,85 tỷ USD (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016).
Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt 2,63 tỷ USD (tăng 8,1% so với cùng kỳ), xuất chủ yếu là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nông thủy sản… và nhập khẩu từ Đức trị giá 1,2 tỷ USD (tăng 16,8%), nhập chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, ô tô, hóa chất, dược phẩm, các sản phẩm sữa.
Trong số 29 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Đức trong 5 tháng đầu năm nay, thì có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD; trong đó điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 733 triệu USD, chiếm 27,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức, giảm nhẹ 0,02% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến nhóm hàng giày dép (394,1 triệu USD, chiếm 15%, tăng 32,6%); cà phê (269,5 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 20%); hàng dệt, may (258,2 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng 1,6%); máy vi tính, điện tử (188,6 triệu USD, chiếm 7,2%, tăng 8,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (143,2 triệu USD, chiếm 5,4%, tăng 52%).
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đức 5 tháng đầu năm nay đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhóm hàng tăng mạnh gồm có: Giấy và các sản phẩm từ giấy (+141%), kim loại thường khác và sản phẩm (+76%), Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (+ 57%); Sắt thép (+54%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (+52%); đồ chơi, dụng cụ thể thao (+56%); cao su (+50%).
Ngược lại, xuất khẩu thủy sản, gốm sứ và hạt tiêu sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 14,9%, 23,5% và 38% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Về đầu tư, Đức coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ). Tính đến ngày 20/4/2017, Đức có 285 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,41 tỷ USD, đứng thứ 5 trong Liên minh châu Âu và thứ 20/116 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Hầu hết các dự án đầu tư của Đức tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa; khoa học công nghệ; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài chính ngân hàng, bảo hiểm; thông tin truyền thông… Các dự án đầu tư của Đức phân bố tại 35 tỉnh, thành phố, tập trung ở các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Sóc Trăng…
Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng số vốn 124,8 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bán buôn bán lẻ ô tô, xe máy, dịch vụ ăn uống và lưu trú, kinh doanh bất động sản, tin học, thương mại...
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Đức 5 tháng đầu năm 2017
ĐVT: USD
Mặt hàng |
5T/2017 |
5T/2016 |
+/-(%) 5T/2017 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
2.628.170.995 |
2.430.698.864 |
+8,12 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
732.978.421 |
733.112.928 |
-0,02 |
Giày dép các loại |
394.133.727 |
297.137.542 |
+32,64 |
Cà phê |
269.490.967 |
224.479.635 |
+20,05 |
Hàng dệt, may |
258.169.281 |
254.220.230 |
+1,55 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
188.606.602 |
173.419.859 |
+8,76 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
143.227.983 |
94.187.738 |
+52,07 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
71.300.071 |
55.582.525 |
+28,28 |
Hàng thủy sản |
62.169.240 |
73.058.546 |
-14,90 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
53.709.758 |
48.458.999 |
+10,84 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
48.365.465 |
44.335.275 |
+9,09 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
44.256.018 |
52.053.532 |
-14,98 |
Sản phẩm từ sắt thép |
34.255.396 |
38.146.247 |
-10,20 |
Hạt điều |
28.192.300 |
30.377.767 |
-7,19 |
Hạt tiêu |
24.618.482 |
39.985.415 |
-38,43 |
Cao su |
24.411.262 |
16.229.449 |
+50,41 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
23.819.272 |
15.253.186 |
+56,16 |
Sản phẩm từ cao su |
12.818.293 |
10.200.016 |
+25,67 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
12.515.564 |
13.834.501 |
-9,53 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
7.992.260 |
6.858.433 |
+16,53 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
4.937.641 |
5.396.468 |
-8,50 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
4.725.565 |
3.104.502 |
+52,22 |
Hàng rau quả |
4.711.717 |
4.916.200 |
-4,16 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
4.395.429 |
2.494.094 |
+76,23 |
Sản phẩm gốm, sứ |
3.912.680 |
5.118.827 |
-23,56 |
Sản phẩm hóa chất |
2.403.882 |
1.804.273 |
+33,23 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
2.297.481 |
1.458.799 |
+57,49 |
Sắt thép các loại |
1.833.689 |
1.188.472 |
+54,29 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
1.321.126 |
548.850 |
+140,71 |
Chè |
416.219 |
472.187 |
-11,85 |
Nguồn tin: VINANET
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn