background

Thị trường nhập khẩu dược phẩm 4 tháng 2017

Thứ sáu - 19/05/2017 10:46
Tiếp tục soán ngôi dẫn đầu cung cấp dược phẩm cho Việt Nam từ đầu năm đến nay, Đức vẫn là thị trường chủ lực chiếm 11,4% tổng kim ngạch, đạt 95,4 triệu USD, tăng 48,4% so với cùng kỳ.
Thị trường nhập khẩu dược phẩm 4 tháng 2017
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng năm 2017 kim ngạch nhập khẩu dược phẩm giảm 15,5% so với tháng 3/2017 tương ứng với 30,2 triệu USD, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 831,7 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Tiếp tục soán ngôi dẫn đầu cung cấp dược phẩm cho Việt Nam từ đầu năm đến nay, Đức vẫn là thị trường chủ lực chiếm 11,4% tổng kim ngạch, đạt 95,4 triệu USD, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là Ấn Độ, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 4,08% tương ứng với 88,1 triệu USD, kế đến là Pháp giảm 3,85% với 87 triệu USD.
Nhìn chung, 4 tháng năm 2017, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường đạt tốc độ tăng trưởng dương chiếm phần lớn, chiếm 51,7%, trong đó nhập từ Nga tăng mạnh vượt trội, tăng 849,84%, tuy kim ngạch chỉ đạt 2,3 triệu USD. Ngược lại, thị trường với tốc độ suy giảm thị phần ít hơn, 48,2% trong đó nhập từ Indonesia giảm mạnh nhất, giảm 73,01% tương ứng 4,4 triệu USD và Singapore giảm 67,10% với 1,3 triệu USD.

Thống kê TCHQ thị trường dược phẩm nhập khẩu 4 tháng 2017

                                                                                             ĐVT: USD

Thị trường

4 tháng 2017

So sánh cùng kỳ năm trước (%)

Tổng

831.745.436

5,10

Đức

95.450.495

48,40

Ấn Độ

88.185.371

-4,08

Pháp

87.095.035

-3,85

Hàn Quốc

59.342.408

-5,86

Thuỵ Sỹ

48.269.236

54,90

Italia

43.832.915

-28,03

Hoa Kỳ

42.106.007

-7,68

Anh

41.736.477

-7,24

Thái Lan

27.444.763

10,00

Trung Quốc

26.633.101

72,26

Ailen

23.228.020

27,65

Áo

23.088.071

53,98

Tây Ban Nha

20.550.745

13,17

Bỉ

19.629.033

-26,35

Ba Lan

17.352.377

39,31

Oxtrâylia

14.467.322

-9,55

Nhật Bản

12.522.573

21,50

Thuỵ Điển

11.458.795

-5,63

Hà Lan

11.234.694

13,42

Đan Mạch

8.406.812

19,08

Đài Loan

6.346.119

23,07

Philippin

5.352.635

45,29

Indonesia

4.495.482

-73,01

Thổ Nhĩ Kỳ

4.349.329

-11,67

Malaixia

3.994.658

-18,26

Canada

3.229.118

67,07

Achentina

3.164.309

-2,50

Nga

2.332.635

849,84

Singapore

1.393.818

-67,10


Thông tin cần biết
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược. Trong đó, Nghị định dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc.
Theo đó, các biện pháp quản lý giá thuốc gồm: Kê khai, kê khai lại giá thuốc; niêm yết giá thuốc, quy định về thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đấu thấu mua thuốc, đàm phán giá thuốc và các biện pháp bình ổn giá thuốc.
Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.
Cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại. Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh dược kiến nghị xem xét lại mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại về mức hợp lý. Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Nghị định cũng yêu cầu các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc; Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
Về thặng số bán lẻ của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định quy định: Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ (%) × Giá mua vào.
Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau: Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.

Nguồn tin: VNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
  • Logo 1
  • Logo 2
  • Logo 3
  • PPL
  • Logo 5
Hotline: 0907 743 976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây