background

Tiến tới đưa xuất nhập khẩu trực tuyến thành kênh chính thống

Thứ tư - 17/05/2017 08:14
Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, lần đầu tiên đã diễn ra hội thảo “Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017” quy mô toàn quốc, do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Export Support Alliance – VESA) tổ chức. 
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Do tập trung vào chủ đề đang được giới doanh nghiệp đặc biệt quan tâm nên hội thảo thu hút rất đông sự tham gia của doanh nghiệp. Ngoài ra, sức hút của hội thảo cũng đến từ sự có mặt của chuyên gia uy tín trong lĩnh vực thương mại, thương mại điện tử, logistics, thanh toán… như: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử, Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương; Trường đại học Ngoại thương, Alibaba, OSB, Payoneer, Lazada, Fado, Nguyễn Kim, Giao hàng nhanh…

Hội thảo đã diễn ra ba phiên đầy sôi nổi, hấp dẫn tập trung trao đổi về ba trụ cột của xuất nhập khẩu trực tuyến, như: dịch vụ công trực tuyến hay giao dịch trực tuyến giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (G2B); cơ hội mở rộng xuất khẩu nhờ tham gia các sàn thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); xu hướng và giải pháp phát triển xuất nhập khẩu trực tiếp tới người tiêu dùng (B2B2C).

Đại diện Cục Thương mại điện tử báo cáo khảo sát ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương Đỗ Kim Lang cho biết, năm 2016 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra với con số hơn 300 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn, bất lợi đã ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng của xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện nay các thông tin mới về cách mạng số, kinh tế tri thức, cách mạng 4.0… cũng đang trở thành những thách thức đối với các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.

Trước tình hình đó, theo ông Đỗ Kim Lang, Hội thảo “Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017”  đã mang đến những thông tin hữu ích đối với doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thay đổi nhận thức, cách tiếp cận về các dịch vụ công trực tuyến để gia tăng các cơ hội về hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó, tiến tới đưa xuất nhập khẩu trực tuyến thành kênh chính thống.

Tạo đàm bàn tròn

Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến phát triển thời gian tới, các doanh nghiệp cần tích cực đầu tư về hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng các kỹ năng giao dịch trực tuyến; phía các cơ quan liên quan cần có những chính sách, chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận, điều chỉnh chiến lược ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Lễ ra mắt Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA)

Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã ra mắt Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA). Đây là tổ chức do OSB - đại lý chính thức của Alibaba tại Việt Nam, Ngân hàng VPBank, Công ty Bảo hiểm PTI và Công ty logistics T&M sáng lập. Được biết, khi trở thành thành viên của liên minh này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được hỗ trợ tốt hơn từ tổ hợp thương mại điện tử - logistic - ngân hàng - bảo hiểm, tạo thành một chuỗi hỗ trợ trực tiếp, toàn diện và hiệu quả.

Nguồn tin: Báo Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
  • Logo 1
  • Logo 2
  • Logo 3
  • PPL
  • Logo 5
Hotline: 0907 743 976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây