background

Việt Nam xuất siêu sang Đức gần 1,2 tỷ USD

Thứ sáu - 02/06/2017 14:11
Bốn tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Đức gần 1,2 tỷ USD (tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2016). 
Việt Nam xuất siêu sang Đức gần 1,2 tỷ USD

Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2011, đã tạo xung lực thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong thời gian qua. Đức tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU (kim ngạch hai chiều năm 2016 đạt hơn 10 tỷ USD, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam vào EU).

Tính đến hết năm 2016, có 275 dự án FDI của Đức tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,36 tỷ USD, đứng thứ 5 trong EU và thứ 20 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ hai nước nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực như công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, tài chính - ngân hàng...; thúc đẩy sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), tạo khuôn khổ mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước nhằm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD vào năm 2020.  

Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt - Đức 4 tháng đầu năm 2017 đạt 2,95 tỷ USD (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2016); trong đó xuất sang Đức đạt trên 2 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2016, nhập khẩu từ Đức gần 898,3 triệu USD (tăng 13,8%). Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Đức gần 1,2 tỷ USD (tăng 1,2%).   

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đức luôn tăng trưởng tốt, 4 tháng đầu năm 2017  đạt trên 2 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2016. Những nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức gồm: điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; dệt may; cà phê; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy hải sản; ba lô, cặp, túi, ví, hàng thủ công mỹ nghệ; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác;... đây đều là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu  về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đức, đạt 554 triệu USD, chiếm 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sag thị trường này, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là nhóm hàng giày dép, trị giá 294,5 triệu USD, tăng 31,2%, chiếm 14,4%. Tiếp đến cà phê đạt 225,2 triệu USD, tăng 28,4%, chiếm 11%; xuất khẩu dệt may đạt 192,3 triệu USD, chiếm 9,4%, tăng 1,1%; hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là áo sơ mi nam dài tay.

Nhóm hàng đáng chú ý nhất xuất khẩu sang Đức trong 4 tháng đầu năm nay là nhóm hàng giấy và các sản phẩm từ giấy, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng rất mạnh 141,3%; Bên cạnh đó là một số nhóm hàng cũng đạt mức tăng trưởng cao như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (+81%), đồ chơi, dụng cụ thể thao  (+75%), đá quý, kim loại quý (+64%), kim loại thường (+72%),

Tuy nhiên, xuất khẩu chè, hạt tiêu sang thị trường này lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ,  với mức giảm tương ứng 51% và 34,5% về kim ngạch.

Nhằm tăng cường quan hệ thương mại ngày càng bền vững, vào ngày 12/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Ngoại vụ địa phương, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phòng Công nghiệp - Thương mại Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Gặp gỡ Đức 2017” (Meet Germany 2017).

Đến dự Tọa đàm có bà Iris Gleicke, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Năng lượng Cộng hòa Liên bang Đức đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam; Tổng Lãnh sự Đức tại thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Phòng Công nghiệp-Thương mại Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam; các quan chức ngoại giao, kinh tế của Đức, cùng đoàn 20 doanh nghiệp Đức sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, y tế, môi trường, du lịch, dịch vụ và giáo dục-đào tạo.

Phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo UBND, các sở/ban/ngành và doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Đây là những địa phương đang thu hút nhiều dự án đầu tư của Đức và đang tập trung đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với Đức.

Tại cuộc Tọa đàm, bà Iris Gleicke cho rằng hợp tác cấp độ địa phương giữa Việt Nam và Đức cần được quan tâm thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới, nhất là việc tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp các địa phương hai nước tăng cường hợp tác, giao lưu.

Các đối tác Đức và các địa phương Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc tổ chức Tọa đàm “Gặp gỡ Đức 2017”, nhất là việc tạo điều kiện để 20 doanh nghiệp Đức được gặp gỡ, tiếp xúc với chính quyền và doanh nghiệp các địa phương Việt Nam, qua đó kết nối và tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh trong thời gian tới.

Tọa đàm “Gặp gỡ Đức” nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Gặp gỡ Đại sứ” do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức từ năm 2015 nhằm kết nối các địa phương Việt Nam và các đối tác nước ngoài, trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch và lao động.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Đức 4 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

4T/2017

 

4T/2016

+/-(%) 4T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

2.051.418.123

1.928.349.879

+6,38

Điện thoại các loại và linh kiện

554.026.736

600.549.927

-7,75

Giày dép các loại

294.475.607

224.526.293

+31,15

Cà phê

225.227.226

175.393.691

+28,41

Hàng dệt, may

192.320.437

190.318.465

+1,05

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

159.820.301

145.551.577

+9,80

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

113.523.075

74.687.398

+52,00

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

53.425.757

43.901.173

+21,70

Hàng thủy sản

48.376.308

56.570.903

-14,49

Gỗ và sản phẩm gỗ

46.556.633

41.655.292

+11,77

Sản phẩm từ chất dẻo

38.352.208

35.330.435

+8,55

Phương tiện vận tải và phụ tùng

36.804.968

47.250.759

-22,11

Sản phẩm từ sắt thép

26.206.865

30.004.783

-12,66

Cao su

21.032.222

14.792.854

+42,18

Hạt tiêu

20.161.646

30.775.431

-34,49

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

19.235.599

10.973.574

+75,29

Hạt điều

18.951.842

22.065.502

-14,11

Sản phẩm từ cao su

10.380.025

8.226.359

+26,18

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

10.329.959

11.866.068

-12,95

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

6.206.876

5.568.432

+11,47

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

4.264.441

2.356.127

+80,99

Hàng rau quả

3.722.234

3.841.736

-3,11

Kim loại thường khác và sản phẩm

3.416.789

1.988.747

+71,81

Sản phẩm gốm, sứ

3.393.760

4.377.876

-22,48

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.381.025

4.350.186

-22,28

Sản phẩm hóa chất

2.087.356

1.555.415

+34,20

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1.909.150

1.162.413

+64,24

Sắt thép các loại

1.788.635

955.108

+87,27

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.063.066

440.507

+141,33

Chè

211.007

434.464

-51,43

 

Nguồn tin: VINANET

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
  • Logo 1
  • Logo 2
  • Logo 3
  • PPL
  • Logo 5
Hotline: 0907 743 976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây