background

'Vượt rào' bằng chất lượng

Thứ tư - 04/10/2017 15:40
Mới đây, tại Cảng quốc tế Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố xuất khẩu lô hàng thịt gà đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (khoảng 300 – 400 tấn).
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Đây được coi là dấu mốc quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam và chuỗi liên kết De Heus, gồm: Bel gà – đơn vị cung cấp giống; Tập đoàn De Heus cung cấp thức ăn; Tập đoàn Hùng Nhơn, đại diện các trang trại gà đạt chuẩn; Koyu & Unitek – đơn vị thu mua, giết mổ và xuất khẩu.

Để đáp ứng các yêu cầu, Công ty Koyu & Unitek đã đầu tư 6 triệu USD để xây dựng nhà máy. Toàn bộ máy móc, thiết bị đều áp dụng công nghệ mới nhất, nhập khẩu từ Nhật Bản. Nhà máy bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y nghiêm ngặt nhất. Công ty Hùng Nhơn cũng chuẩn bị trong một thời gian dài, nuôi gà theo quy trình chuỗi liên kết từ con giống, thức ăn, trang trại… Thời gian để hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản mất đến 2 năm.

Các chuyên gia cho rằng, sự kiện này mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm của ngành chăn nuôi Việt Nam, không chỉ ở thị trường tiềm năng Nhật Bản với lượng nhập khẩu sản phẩm gia cầm trên 900.000 tấn/năm; giá bán cao hơn khoảng 30% so với tiêu thụ trong nước mà còn tự tin xuất khẩu sang thị trường khác thay vì phụ thuộc vào một số thị trường như trước đây. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thành công thịt gà sang Nhật Bản sẽ là cơ hội giúp ngành chăn nuôi nói chung, chế biến gia cầm nói riêng tồn tại và phát triển trước sức ép cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, việc có được tấm "visa" vào Nhật Bản thực sự là tin vui đối với ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và sản phẩm gia cầm nói riêng trong quá trình chinh phục một thị trường khó tính và có yêu cầu cao nhất về chất lượng, cũng như quy trình kiểm soát chặt chẽ, minh bạch bậc nhất thế giới. 

Thực tế, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Đã đến lúc cần nhìn lại, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, đầu tư bài bản hơn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới tạo được đột phá để thực sự trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. 

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
  • Logo 1
  • Logo 2
  • Logo 3
  • PPL
  • Logo 5
Hotline: 0907 743 976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây