background

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử kỳ vọng vượt mốc 20 tỷ USD

Thứ ba - 14/03/2017 08:47
Năm 2017, kỳ vọng sẽ có thêm một mặt hàng nữa là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vượt qua mốc 20 tỷ USD.
Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử kỳ vọng vượt mốc 20 tỷ USD
Là một trong 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong tháng đầu năm 2017, máy vi tính sản phẩm điện tử chỉ đứng vị trí thứ 3 sau hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016. Tính từ đầu năm đến ngày 15/2, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,3 tỷ USD, tăng 40,4% - cao hơn nhiều tốc độ tăng 18,5% của tổng số. Nếu những tháng còn lại của năm 2017 duy trì được tốc độ tăng như thời gian qua, thì cả năm 2017, kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sẽ vượt qua mốc 20 tỷ USD,thậm chí có thể đạt 22,5 tỷ USD, nằm trong 3 mặt hàng có kim ngạch vượt qua mốc 20 tỷ USD.

Mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử của Việt Nam đã có mặt tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 24,2% tổng kim ngạch, đạt 365,2 triệu USD, tăng 114,46% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, với 162,7 triệu USD, nhưng so với tháng 1/2016, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ lại giảm 9,49%, kế đến là Hà Lan, giảm 14,23% tương ứng với 142,1 triệu USD…

Nhìn chung, tốc độ xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang các thị trường đều tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 61,1%, trong đó xuất khẩu sang Panama tăng mạnh vượt trội, tăng 209,88%, kim ngạch chỉ đạt 2,8 triệu USD. Bên cạnh đó xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng có tốc độ tăng trưởng vượt trên 100% như: Ấn Độ tăng 127,78%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 106,04%; Australia tăng 142,36% và Phần Lan tăng 151,36%. Ngược lại, thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 38,9%, trong đó xuất sang Hungari giảm mạnh nhất, giảm 64,13% tương ứng với 241,5 nghìn USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử tháng đầu năm 2017

                                                                                    ĐVT: USD

 
 

Thị trường

Tháng 1/2017

So sánh cùng kỳ năm trước (%)

Tổng

1.504.209.898

18,7

Trung Quốc

365.256.369

114,46

Hoa Kỳ

162.706.382

-9,49

Hà Lan

142.105.978

-14,23

Hongkong

121.934.626

-9,69

Hàn Quốc

115.875.203

56,03

Malaixia

82.852.578

95,85

Nhật Bản

60.625.192

32,45

Ấn Độ

39.409.099

127,78

Đức

38.392.182

0,40

Thái Lan

38.044.253

49,67

Singapore

37.002.725

51,53

Australia

24.418.934

142,36

Italia

21.012.011

-32,55

Đài Loan

18.780.850

77,37

Pháp

17.387.654

-39,99

Anh

15.967.625

-53,54

Philippines

14.531.708

31,60

Indonesia

13.296.664

10,16

Tây Ban Nha

13.173.798

-15,45

UAE

13.034.302

-54,12

Mehico

12.660.432

-23,18

Canada

11.865.028

-10,98

Braxin

10.262.156

53,23

Thổ Nhĩ Kỳ

9.593.387

106,04

Nga

7.005.472

-33,93

Ba Lan

6.026.671

83,03

Nam Phi

5.910.928

-6,51

Thụy Điển

5.195.163

0,87

Bỉ

3.320.029

86,33

New Zealand

3.113.422

167,92

Panama

2.813.725

209,88

Bồ Đào Nha

2.010.050

-40,93

Slovakia

1.903.448

1,67

Hungari

241.554

-64,13

Phần Lan

228.514

151,36

Rumani

81.315

29,42

Việc gia tăng tốc độ và đạt quy mô lớn của kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo hướng tích cực (tỷ trọng hàng chế biến, hàng có kỹ thuật – công nghệ cao tăng lên, tỷ trọng hàng nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến giảm xuống).

Tuy nhiên, về xuất/nhập khẩu mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hiện cũng có những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ.

Nguồn tin: VINANET

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác
  • Logo 1
  • Logo 2
  • Logo 3
  • PPL
  • Logo 5
Hotline: 0907 743 976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây